Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn?   Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn? I_icon_minitimeWed Jun 09, 2010 2:14 pm

Tỉ suất lợi nhuận hàng năm/tổng vốn đầu tư 0,87% - 0,72%

TTO - Khi tính toán đầu tư một dự án, nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, là hiệu quả kinh tế của dự án. Trong trường hợp đường sắt cao tốc Bắc - Nam, không chỉ nhà đầu tư mà mọi công dân và các cấp lãnh đạo đất nước đều hết sức quan tâm.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn? ImageView

“Báo cáo đầu tư xây dựng” của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam dài 33 trang, chỉ vắn tắt không đầy 2 trang về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, nhất là phần hiệu quả kinh tế chỉ có mấy dòng kết luận và không có thuyết minh.

Tương tự, trong “Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội” do Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng, phần thuyết minh hiệu quả kinh tế của dự án còn sơ sài hơn.

Ngày 17-4-2010, Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng báo cáo Thường vụ Quốc hội: tổng vốn đầu tư toàn dự án là 55,853 tỷ USD, trong đó phần vốn đầu tư cho thiết bị là 9,587 tỷ USD. Khi trả lời câu hỏi về hiệu quả kinh tế của dự án, Bộ trưởng nói đại ý: vốn đầu tư cho phần xây dựng công trình sẽ do chính phủ chịu, không phải thu hồi, nhà đầu tư chỉ đầu tư phần thiết bị và tổ chức kinh doanh vận hành, nên chỉ dự kiến thu hồi vốn thiết bị, và thời gian thu hồi vốn thiết bị nhanh nhất là từ 10 đến 12 năm.

Trong “Báo cáo đầu tư xây dựng” và trong “Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội” cũng viết thời gian thu hồi vốn thiết bị nhanh nhất là từ 10 đến 12 năm.

Từ văn bản cũng như từ câu trả lời của Bộ trưởng, tức từ chính nguồn thông tin của chính Bộ trưởng, tôi xin đưa ra một vài phân tích ban đầu để thấy hiệu quả kinh tế của dự án này.

Căn cứ vào thời gian thu hồi vốn đầu tư, có thể tính được lợi nhuận hàng năm của dự án. Sẽ tính cho 2 trường hợp 10 năm và 12 năm của Bộ trưởng.

Với thời gian thu hồi vốn đầu tư thiết bị là 10 năm, lợi nhuận hàng năm của toàn dự án sẽ là 9,587 tỷ USD/10 năm = 0,958 tỷ USD/năm,

Tương tự, với thời gian thu hồi vốn đầu tư thiết bị là 12 năm, lợi nhuận hàng năm của toàn dự án sẽ là 9,587 tỷ USD/12 năm = 0,797 tỷ USD/năm.

Có thể tính tỷ suất lợi nhuận hàng năm trên tổng vốn đầu tư bằng cách lấy tổng đầu tư chia cho lợi nhuận hàng năm.

Vấn đề ở đây là: Tổng vốn đầu tư của toàn dự án có phải là 55,853 tỷ USD hay không?

Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhưng ở đây tôi chỉ xét một yếu tố rất đơn giản và rõ ràng: tuổi thọ của công trình xây dựng và tuổi thọ của thiết bị.

“Báo cáo đầu tư” và “Tờ trình” không nói rõ tuổi thọ của công trình xây dựng này bao nhiêu năm. Nhưng chúng ta có thể ước tính tối đa là 100 năm. Điều này có thể minh chứng một cách trực quan. Ví dụ cầu Long Biên khánh thành năm 1904, đến nay hơn 100 tuổi vẫn còn làm việc, tuy không còn giữ được vai trò ban đầu của mình nữa, hoặc như đường sắt Xuyên Việt khánh thành năm 1939, đến nay đã được 71 tuổi, vẫn là tuyến đường sắt trụ cột của Việt Nam.

“Báo cáo đầu tư” và “Tờ trình” cũng không nói rõ tuổi thọ của thiết bị là bao nhiêu năm. Tuổi thọ của thiết bị trong ngành giao thông vận tải hiện nay khoảng 10 - 15 năm. Đặc biệt, các thiết bị điện tử tin học tự động hóa, chỉ 4, 5 năm hoặc vài ba năm đã buộc phải thay thế, vì không còn đáp ứng được những tiến bộ phát triển hiện nay rất mạnh mẽ của công nghệ.

Các thiết bị của đường sắt cao tốc là loại thiết bị hiện đại, chắc chắn sử dựng nhiều công nghệ cao và trình độ tự động hóa rất cao, chúng ta khó xác định được chính xác tuổi thọ, nhưng ở đây có thể tạm tính với con số lạc quan là 15 năm.

Như vậy, vốn đầu tư cho thiết bị 9,583 tỷ USD cho một giá trị trong 15 năm. Sau 15 năm chủ đầu tư lại phải sắm mới. Cứ tạm cho rằng, sau mỗi 15 năm, giá thiết bị không thay đổi, nghĩa là sau mỗi 15 năm chúng ta lại buộc phải bỏ ra 9,583 tỷ USD để sắm mới.

Với tuổi thọ của công trình là 100 năm, số lần mua sắm thiết bị sẽ là 100/15 lần. Số lần mua sắm thiết bị sau lần sắm đầu tiên là (100/15 -1) lần. Tổng số tiền mua sắm thiết bị về sau, sau 15 năm đầu tiên, là: (100/15 – 1) x 9,583 tỷ USD = 54,304 tỷ USD.

Tóm lại, để dự án vận hành trong suốt tuổi thọ, theo tính toán của tôi, tổng vốn đầu tư sẽ là:

55,853 tỷ USD + 54,304 tỷ USD = 110,157 tỷ USD.

Có thể tính được tỷ suất lợi nhuận hàng năm trên tổng vốn đầu tư trong 2 trường hợp:

- Với lợi nhuận hàng năm của toàn dự án là 0,958 tỷ USD/năm, Tỷ suất lợi nhuận hàng năm trên Tổng vốn đầu tư sẽ là: (0,958 tỷ USD/năm)/ 110,157 tỷ USD = 0,87%

- Với lợi nhuận hàng năm của toàn dự án là 0,797 tỷ USD/năm, tỷ suất lợi nhuận hàng năm trên Tổng vốn đầu tư sẽ là: (0,797 tỷ USD/năm)/ 110,157 tỷ USD = 0,72%

Cũng có thể tính được thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án:

- Với lợi nhuận hàng năm của toàn dự án là 0,958 tỷ USD/năm, thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án sẽ là: 110,157 tỷ USD/(0,958 tỷ USD/năm) = 114,8 năm

- Với lợi nhuận hàng năm của toàn dự án là 0,797 tỷ USD/năm, thời gian thu hồi Vốn Đầu tư của Dự án sẽ là: 110,157 tỷ USD/(0,797 tỷ USD/năm) = 138 năm

Những con số này rõ ràng rất đáng suy nghĩ. (sau bằng ấy năm, "con cháu tài giỏi hơn của chúng ta sẽ trả nợ chăng)

Cũng xin lưu ý: trong điều kiện không có những thông tin đầy đủ và chi tiết về dự án, những tính toán trên đây chỉ dựa trên những nguyên tắc cơ bản, cho nên độ chính xác của tính toán ở mức vừa phải, có thể chấp nhận được. Nếu có đầy đủ thông tin về dự án, để có thể tính toán chính xác hơn, chúng tôi nghĩ kết quả tính toán chắc chắn sẽ chính xác hơn.


TS NGUYỄN BÁCH PHÚC
(Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM HASCON)
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn?   Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn? I_icon_minitimeWed Jun 09, 2010 2:18 pm

Giấc mơ đẹp, nhưng...

TT - Từ thế kỷ 17, người Pháp đã không phải mang xách hay “đòn gánh tre chín rạn hai vai” mà đã có ổ bi và xe đẩy. Chắc thời đó họ cũng đã mơ được ngồi trên những cỗ xe không cần ngựa kéo mà có tốc độ của đôi hài bảy dặm trong cổ tích. Nhưng ba thế kỷ sau, mãi đến năm 1981, ước mơ mới thành hiện thực với đoàn tàu đường sắt cao tốc (TGV) đầu tiên của loài người mang cờ Pháp.

TGV là một trong những giấc mơ đẹp nhất của loài người đã thành sự thật ở những nước giàu nhất thế giới, đầu tiên là Pháp và sau đó là một số nước châu Âu rồi đến Nhật Bản, Hàn Quốc và mới đây Trung Quốc mới chạy TGV đoạn Vũ Hán - Quảng Châu, Argentina thì mới khởi công.

Thật ra TGV đã thành công ở Pháp và các nước còn lại. Nếu năm 1981 chỉ có 1,2 triệu người đi tàu TGV thì năm 2009 đã có 11 nước có TGV với 1,2 tỉ lượt người di chuyển trên mặt đất với tốc độ hành trình trên 300km mỗi giờ. Hoa Kỳ và Nga hiện nay là hai cường quốc có hệ thống đường sá hùng mạnh nhất thế giới với khoảng 200.000km đường sắt khổ rộng mỗi nước.

Nhưng Nga vẫn chưa có TGV, riêng Mỹ chỉ mới có đoàn TGV Acela-Express, mỗi năm chuyên chở con số khiêm tốn 3 triệu người. Không phải họ không mơ tốc độ cao và không biết chơi sang như người Pháp, lại thừa khả năng tài chính, nhưng chắc chắn họ có những tính toán riêng của mình.

Nếu nước ta, một VN sau gần thế kỷ bị thực dân đô hộ và chiến tranh tàn phá, bắt tay xây dựng 1.500km TGV với tốc độ 350km/giờ (nhanh nhất thế giới hiện nay), khi một người Sài Gòn chỉ sau hơn năm giờ đã có thể ra thăm người yêu ở Hà Nội hay một giờ rưỡi là có thể tung tăng trên bãi biển Nha Trang thì liệu có ai không sung sướng, hạnh phúc?

Hạnh phúc nào lớn bằng thực hiện được những giấc mơ, những điều tưởng chỉ nằm mơ mới thấy?

Có lẽ tận trong tình cảm của mình, không mấy người Việt nỡ phản đối một giấc mơ đẹp và lãng mạn đến như thế. Không ai không bức xúc, đau lòng khi những ngày cuối năm, những đợt nghỉ lễ, con Rồng cháu Tiên nhếch nhác, phờ phạc trên bến xe, ga tàu, không ai an giấc khi mỗi năm có tới 13.000 người chết vì tai nạn giao thông, hậu quả của tình trạng lạc hậu, thiếu thốn tàu xe và máy bay.

Có lẽ khi ngủ vùi ngủ nướng ở nhà ga thường hôi hám và chật chội, người nông dân đi làm ăn xa tìm đường về quê ăn tết cũng đang mơ những đoàn tàu TGV mà họ chỉ được thấy trong phim ảnh.

Giấc mơ ấy đang được đặt trên bàn nghị sự của Quốc hội hôm nay, đòi hỏi đại biểu nhân dân phải có khả năng dự báo tinh tường và trách nhiệm rất cao với con cháu mai sau. Mỗi người có thể mơ rồi tỉnh dậy, lại mơ giấc mơ khác. Nhưng TGV là một giấc mơ phải trả tiền, phải mang nợ số tiền khổng lồ khi tổng mức đầu tư sơ bộ là gần 56 tỉ USD, bằng một nửa thu nhập quốc dân hằng năm.

Ai cũng muốn sang, có thể giàu vẫn không sang nhưng muốn sang thì trước hết phải giàu. Một nước đang nghèo như nước ta thật khó chơi sang. Đó là điều chúng ta phải nghiêm túc tính toán, cân nhắc. Và đã thấy thấp thoáng nhiều nan vấn được đặt ra.

TGV là tuyệt vời nhưng không rẻ và phải chăng chúng ta đã vội khi muốn là nước thứ 12 trên thế giới biết chơi thứ phương tiện sang trọng này? Khi hệ thống đường sắt tốc độ thường hiện nay quá xập xệ đòi hỏi nâng cấp hay làm lại để đáp ứng khối lượng vận tải hành khách bình dân và hàng hóa dọc theo chiều dài của đất nước?

So với TGV cái nào cần hơn, cái nào nên làm trước? Khi còn bao nhiêu việc phải đòi hỏi tiền của và công sức khổng lồ như bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo, xây dựng sự nghiệp giáo dục, y tế đang xuống cấp và quá tải tới hạn? Khi giấc mơ sang trọng TGV có thể lùi lại nhưng những vấn đề khác như môi trường, biến đổi khí hậu xem chừng nước đang đến chân, không thể chần chừ?

TGV, giấc mơ đẹp nhưng có vẻ quá sang với chúng ta ít nhất trong vòng vài thập niên tới.

NGUYỄN QUANG THÂN

P/S: Pháp không phải là nước đầu tiên có tàu cao tốc
Mong tòa soạn gửi lời nhắn tới tác giả bài viết. Nội dung bài viết tốt nhưng có nhiều dữ liệu thiếu chính xác. Tàu TGV thì đúng là do Pháp sáng tạo ra đầu tiên, nhưng TGV chỉ là tên gọi của một loài tàu cao tốc thôi, cũng là tàu cao tốc nhưng ở Nhật thì tên là Shinkanshen, Đức là ICE, Hàn Quốc là KTX. Tàu cao tốc đầu tiên không phải do Pháp xây mà do Nhật, vào năm 1964. Pháp là nước làm sau.
Quan Nguyen

Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
 

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Thời gian hoàn vốn?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Đơn giản chỉ một tờ " quảng cáo".. vậy thôi!!
» Ngốc ạh anh yêu em vì anh yêu em đơn giản thế thôi
» 5phút thư giãn nha mọi người. ^^
» Những điều cần nhớ trên con đường Đại học
» "Bóng ma học đường "- có gì hot ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Kiem Student Network :: CHUYỆN TRÒ CUỘC SỐNG :: Cùng Đọc Và Suy Ngẫm-
Chuyển đến 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất