Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Báo động 'căn bệnh' vô cảm của teen

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
akin01

akin01

Tổng số bài gửi : 412
Points : 746
Thanks : 22
Join date : 07/03/2010
Đến từ : Gia Kiệm thân yêu

Báo động 'căn bệnh' vô cảm của teen Empty
Bài gửiTiêu đề: Báo động 'căn bệnh' vô cảm của teen   Báo động 'căn bệnh' vô cảm của teen I_icon_minitimeThu Oct 28, 2010 8:56 am

Một loạt những video đánh hội đồng bạn học gần đây được tung lên mạng không chỉ cho thấy sự nổi loạn và biến dạng nhân cách của các 9x, mà còn là sự thờ ơ đáng kinh ngạc của những cô cậu học trò đứng xung quanh.

Tháng 3, cư dân mạng xôn xao với đoạn clip quay một cô bé tại trường THCS Trâu Quỳ (Gia Lâm, Hà Nội) bị đánh, chỉ với một lý do đơn giản: “Thằng anh mày dám chửi tao nên tao đánh mày đấy!”. Nạn nhân hoàn toàn không dám làm gì, mà chỉ đứng yên cho hết bạn này đến bạn khác xông vào đánh như một trò chơi. Trong khi hội "bạn" xung quanh đông nghịt đứng cổ vũ nồng nhiệt: “Xé áo nó đi!”, “Nhẹ thế!”, “Đánh đi nhanh lên!”, “Giựt tóc nó đi!”…

Liên tiếp sau đó là những clip bạo lực học đường tương tự được tung lên mạng, thường xuất phát từ những lý do rất "lãng xẹt". Trong hầu hết các vụ ẩu đả đều có nhân chứng là bạn bè xung quanh, nhưng rất ít trường hợp có ai đó đứng ra can thiệp.

Mới đây nhất, ngày 25/10/2010, cư dân mạng lại được dịp giật mình trước hành vi côn đồ của nhóm nữ sinh ở Cẩm Phả, Quảng Ninh với màn đánh đập, xé áo, cắt tóc. Người quay lại những hình ảnh đó là một nam sinh. Kèm theo những lời chửi bới của những cô gái hành hung, còn là lời cổ vũ nhiệt tình, hứng khởi của anh chàng này: “Cởi áo đi, cởi áo đi, xé áo đi…!!!”.
Không chỉ là những vụ đánh nhau, mà trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người cũng ngỡ ngàng vì sự thờ ơ của những 9x.

Bà Hương, chủ một cửa hàng bán tạp hóa tại thị trấn Liễu Đề, Nam Định, kể lại, vài ngày trước, bà thấy một bé gái cấp một đạp xe đi học đến đoạn trước cửa nhà mình thì bị ngã, chảy máu đầu gối. "Khi con bé còn đang loay hoay chưa ra được khỏi xe thì mấy đứa con gái học cấp II đạp xe đi qua, thấy vậy chửi: Mày đi gọn vào, nằm lăn ra đường đợi mẹ mày đến đỡ à!", bà nhớ lại.

"Ngày xưa tầm tuổi chúng tôi mà thấy thế thì thể nào cũng dừng lại hỏi han xem em bé có bị đau không, bọn trẻ bây giờ vô tình vô nghĩa quá", bà lắc đầu buồn bã nói.

Chị Phượng, 45 tuổi, ở Thái Hà, Hà Nội, còn buồn hơn khi nhận thấy chính cậu con trai mình mắc "căn bệnh" trên. Một lần chị đi xe máy lên Đông Anh kiểm tra hàng, trên đường về bị va quệt với một xe máy khác, nên chân tay bị xây sướt. Về nhà, thấy mẹ đi tập tễnh, cậu con trai 19 tuổi chỉ hỏi thỏng một câu: "Chân mẹ làm sao vậy?". Nghe mẹ bảo bị tai nạn, cậu con trai chỉ nói thêm: "Thế ạ", rồi đi lên phòng luôn, khiến người mẹ phát khóc vì tủi thân.

Chị Phượng tâm sự đấy không phải là lần đầu, rất nhiều lần con trai đã tỏ thái độ thờ ơ như vậy. "Bố nó đi công tác xa, nên thường chỉ có hai mẹ con. Có những khi tôi kỳ công làm món ăn mà con thích, gọi con từ chiều là nhớ về ăn cơm tối nhưng đến gần mười giờ mới thấy con về, hỏi lý do còn về muộn thì biết là con đi sinh nhật bạn. Nó cũng chẳng buồn dặn mẹ hay hỏi han xem mẹ ăn uống thế nào nữa", chị kể.

Báo động 'căn bệnh' vô cảm của teen Lua1
Bức ảnh này được post lên facebook với niềm "hớn hở" của chủ nhân, trong khi cả Hà Nội lo lắng sau vụ nổ ở Mỹ Đình hôm 6/10.

Ngay sau sự cố 2 container pháo hoa ở Mỹ Đình chuẩn bị cho Đại Lễ 1000 năm Thăng Long phát nổ trưa ngày 6/10, khiến 4 người chết, dân chúng rất lo lắng. Các phương tiện truyền thông cố gắng phản ánh nhanh nhất, đầy đủ nhất tình hình. Nhưng đến tối, chủ nhân của một facebook vẫn post ảnh hớn hở cười đùa trên khung nền là đám khói đen khổng lồ. Một vài tấm được những bạn có mặt trong ảnh bình luận rất nhiệt tình. Có nick thì nức nở “khen”, và vài nick khác thì liên tục hưởng ứng. Ở một bức ảnh khác ghi lại cảnh nổ dữ dội, ngay dưới lại chình ình comment: “Quá đẹp!”.

Với “tư cách” là người có mặt ở gần hiện trường, ảnh của bạn trẻ này được một vài forum, trang facebook khác copy lại, và chủ nhân tỏ ra rất... tự hào, không hề biểu lộ một chút cảm thông nào với nạn nhân của vụ tai nạn.

Tâm lý sống "chỉ biết mình" khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Cô Lan, giáo viên Trường THCS Nghĩa Tân, Hà Nội, người đã theo nghề hơn mười năm, cũng thừa nhận có sự thay đổi rõ rệt về phẩm chất đạo đức của các thế hệ học trò.

"Nếu 4 năm trước đây, học sinh ngoan và rất chịu khó nghe giảng trong lớp thì đến bây giờ việc học sinh cãi nhau tay đôi với cô khi bị nhắc nhở trên lớp là bình thường, trong khi rõ ràng là em học sinh đó đang quay bài trong lớp”, cô Lan chia sẻ.

Còn thầy Nguyễn Mạnh Hùng, giáo viên trường THPT Đống Đa, tâm sự: “Những khóa học sinh trước dù đã ra trường lâu rồi nhưng khi gặp lại thầy cô vẫn chào hỏi, nhưng nhiều học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường nhìn thấy thầy cô thậm chí còn tảng lờ, coi như không nhìn thấy”.

Sự thay đổi cách nhìn nhận và phản ứng giữa nhiều thế hệ là chuyện bình thường, nhưng đi xuống về nhân cách lại là một vấn đề đáng bàn. Chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như tại Trung tâm tư vấn tâm lý Hà Nội, cho rằng: “Cách phản ứng, hành vi của trẻ một phần là do học ngoài xã hội và một phần là do gia đình, cũng có khi là do lối sống mà các em tự tạo dựng… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng sẽ dẫn tới thờ ơ hay lãnh đạm với những việc xảy ra xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”.

Để giảm tình trạng này thì cần sự chung tay của cả gia đình và nhà trường, "hướng các em đến những sinh hoạt gia đình quan trọng và những hoạt động trong trường lớp để tạo sự gắn kết thực tế, chứ không chỉ là là gắn kết ảo như trên các mạng xã hội", chuyên gia nhấn mạnh.

Đồng Phương Thảo


Một số lơi bình của người đọc báo:



Nên thực tế hơn

Những ý kiến phản ánh sao lại phải che mặt của người bị phản ánh. Ví dụ như là cậu nhóc trong ảnh vụ nổ ở sân Mỹ Đình. Thiết nghĩ đã là bài phản ảnh thì nên đăng ảnh thật không che. Vài ý kiến thực tế. Có gì mong lượng thứ.

( KhanhLV )

Làn sóng bạo lực này có dừng lại không?

Do gia đình cả. Như có câu "Gieo nhân nào thì gặt quả ấy", "quả gặt được" phản ánh giáo dục của gia đình đó. Sự nổi loạn không nằm ngoài quy luật ấy! Cần chăng có những khóa lên lớp cho người lớn về cách giáo dục con trẻ trước khi cấp giấy kết hôn!? Chính quyền, bộ giáo dục cũng nên có biện pháp mạnh để giảm bớt tình trạng này. Không có biện pháp xử lý làm gương thì e hậu quả sẽ lớn hơn. Làn sóng bạo lực ở 9x có dừng lại được không nếu chỉ có những hình thức kỷ luật thiếu kiên quyết như hiện nay?

( Vuong Nguyen )

Không hoàn toàn đổ lỗi cho teen !

Thật ra nói là thờ ơ cũng đúng và không đúng trong nhìu trường hợp Như bài viết trên thì đúng là thờ ơ! Nhưng có khi nào tác giả lâm vào tình trạng 2 đám thanh niên đang đánh nhau và có hung khí ! Ai đủ can đảm vào can ngăn ngoài lực lượng cảnh sát cơ động ! Can vào có khi bị mất mạng oan ! Không biết tôi nói vậy có phải không !

( Nguyễn Ngọc Huy )

Đáng buồn cho tuổi trẻ bây giờ

Đọc bài báo mà tôi thấy đáng buồn cho tuổi trẻ bây giờ. Xã hội ngày càng phát triển nhưng giá trị đạo đức nó tỷ lệ nghịch với sự phát triển đó. Một phần cũng do cha mẹ chỉ biết cung cấp cho con đầy tiền trong túi rồi họ giao hết sự dạy dỗ cho nhà trường.

( Thanh khang )

Người lớn còn làm ngơ thì nói gì teen ?

Cả 1 xe bus có cả các teen đến các bác trung niên làm ngơ khi thấy móc túi, với lại bố mẹ nào chẳng dạy con thấy có chuyện gì cứ tránh xa, ko phải việc của mình.

( kami )

Một phần trách nhiệm thuộc về những người trong sự nghiệp trồng người!

Có ai thắc mắc về nhân cách của một bộ phận nhà giáo! Liệu xã hội có đào thải bộ phận biến chất đó không khi mà nhân phẩm không đáng được trân trọng!

( mrbi )

Muốn can ngăn nhưng sợ hệ lụy....

"" Một loạt những video đánh hội đồng gần đây tung lên mạng không chỉ cho thấy sự nổi loạn và biến dạng nhân cách của các 9x, mà còn là sự thờ ơ đáng kinh ngạc trong phản ứng của những người bạn đứng xung quanh. "" -->

Thực sự mà nói mình thấy rất bất bình trong những trường hợp này nhưng nếu vào can ngăn coi như không bị đánh thì cũng bị hành hung sau đó... bởi đa số những vụ đánh nhau diễn ra vừa rồi đều do các tay giang hồ máu mặt, và có sự bảo kê của những nhóm khác.

Điều đáng nói ở đây là sự thờ ơ của các học sinh có mặt đã không dám đứng ra ngăn cản mà còn cổ vũ "nhiệt tình" để làm sự việc nghiêm trọng hơn. Đó là tình trạng xuống cấp đạo đức học đường, đi ngược với sự phát triển nhân tính của 1 con người. (Phần "CON" mạnh hơn phần "NGƯỜI"). Theo tôi. Pháp luật cần nghiêm trị thật khắt khe trong những trường hợp xảy ra, công khai xét xử để tính răn đe thực sự có ý nghĩa.

( Lê Trung )

Rất đáng để quan tâm

Một điều rất buồn là giới trẻ hiện nay học cách kiếm tiền chứ không học cách cứu người, cách giúp đỡ người. Mà chính những người đang chịu trách nhiệm dạy dỗ họ cũng không quan tâm đến điều này. Vậy nên hãy dạy tình yêu thương con người ngay từ khi còn bé và dạy đến khi họ hiểu được điều đó.

( Trần Hải )

Giờ khác trước rồi

Ngày xưa lúc tôi đi học, thấy các bạn đánh nhau là tất cả nhảy vào can ra. Bây giờ các cháu đi học, thấy các bạn đánh nhau thì nhảy vào quay phim. Âu cũng là do người lớn chúng ta mải việc làm ăn kiếm tiền mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái, các thầy cô cũng mải kiếm tiền mà quên đi trách nhiệm làm gương cho học sinh. Các cháu như tờ giấy trắng lúc này, nhìn thấy gì, nghe thấy gì thì học theo thôi.
Xã hội phát triển nên sự thay đổi qua từng thế hệ là không thể tránh khỏi. Người lớn còn thay đổi thì lớp trẻ cũng thay đổi theo mà thôi. Những tưởng cứ để tự nhiên sắp xếp. Đứa nào ham học thì nên người, đứa nào ham chơi thì hỏng người, như thế mới đúng, xã hội phải có sự phân cấp.

( Chịu )

Còn nhiều điều cần xem lại

Tôi vừa bước chân vào đời, đi làm được 1 năm. Tôi thấy phải đặt mình vào đị vị từng người trong cuộc mới hiểu hết được. Ba mẹ tôi đều là nhà giáo, tôi được giáo dục không tham gia vào các cuộc ẩu đả. Nhưng vậy đâu phải dễ, các bạn có chắc rằng trong đời bạn chưa hề gặp va chạm mặt dù bạn không hề liên can hay cố tham gia vào vụ việc. Con người khi sinh ra ai cũng là người tốt, vấn đề là cách giáo dục và môi trường. Xin đừng vội phán xét thế hệ trẻ ...

( Tùng Bùi )

Sự xuống cấp về đạo đức của học sinh ngày nay đáng báo động

Cần phải có sự vào cuộc của cả xã hội hiện nay trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là trước sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Chúng ta từ lâu đã quá chú trọng đến phát triển kinh tế mà coi nhẹ hoặc quên mất giáo dục đạo đức cho con trẻ nên đây là một hệ quả tất yếu.

( Nguyen Giang Huong )

Cái đó ai cũng biết mà

Ồ chuyện này thì bình thường mỗi con người đang hoạt động như chúng ta mỗi khi bước ra khỏi của là cũng thấy rồi, nó đập vào mắt chúng ta mọi ngày, mọi lúc và mọi nơi. Điều quan trọng là làm sao để thay đổi nó kia.

( Hameln )

Thiếu thực tế ngoại khóa

Đó là thực trạng của nền giáo dục (GD) hiện nay, khi mà trong những tiết học của nhà trường thiếu những buổi ngoại khóa, điển hình là ở khối cấp II và III. Mình đã từng trải qua thời học sinh, mình hiểu bạo lực học đường là như thế nào, các nhóm học sinh chia bè chia băng đảng. Nhà mình gần trường cấp II nên chuyện đánh nhau diễn ra như cơm bữa.

Mong rằng nền GD của chúng ta cần có thêm những buổi hoạt động ngoại khóa để cho các em biết được giá trị của cuộc sống cũng như giá trị của chính bản thân học sinh

( Đinh Trường )

Xem lại mình đã

Trước khi phản anh học trò thì xem lại cách hành sử của người lớn đã. đành rằng là như vậy nhưng thử nghĩ có bao nhiêu người lớn sẽ làm gì khi chứng kiến cảnh cướp giật trên đường cũng làm ngơ. Hay một người bị té xe thì có bao nhiêu người chạy lại đỡ. Người lớn phải làm gương trước đã. không thể đổ hết lỗi vào con trẻ. chúng ta dạy con em mình như vậy đã đúng chưa? hay cứ quản lý không được thì cấm, dạy nhẹ không được thì làm biện pháp mạnh.

Tôi thấy những hành động của học sinh vừa qua cứ đưa trực tiếp ra xét xử trước toàn trường. rồi đưa về khu phố xét xử kiểu làm gương thì bảo sẽ có bao nhiêu em tái phạm.

( ngoc tu )

Nên trừng phạt đích đáng

Nên trừng phạt thích đáng những cô gái tham gia đánh hội đồng nữ sinh, nhằm giáo dục những bạn trẻ khác. Nhìn đoạn video trên youtube.com mà tôi không khỏi rùng mình trước những hành động như vậy và sự thờ ơ của những bạn trẻ đứng xung quanh lúc đó.
Nên có những biện pháp mạnh tay để ngăn chặn bạo lực học đường và sự thờ ơ của thế hệ 9x.

( Một độc giả )

Biết đâu chúng ta cũng thế

Biết đâu khi chúng ta ở độ tuổi đó và rơi vào hoàn cảnh đó, một số trong chúng ta cũng lãnh cảm như vậy? Thực trạng này đặt cho chúng ta những suy nghĩ về văn hóa và đạo đức xã hội. Ngày xưa vấn đề ngoại tình của phụ nữ được xem như là một trọng tội, bây giờ có khi lại là mốt của xã hội bây giờ. Văn hóa và đạo đức xã hội thay đổi quy chuẩn, nhiều lúc nhanh đến mức chúng ta không kịp nhìn lại.

( Vo Manh Tin )
Về Đầu Trang Go down
http://gksn.info
 

Báo động 'căn bệnh' vô cảm của teen

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Sinh viên Việt Nam phải vượt qua “bệnh” thụ động
» một số thắc mắc về trường đại học đồng nai (trước đây là cđ sư phạm đồng nai)
» sơ cứu các bệnh khi đi dã ngoại
» Nghẹn ngào trước cảnh cậu bé 13 tuổi mắc bệnh lạ
» Bức ảnh cảm động với hai cánh tay kêu cứu của hai anh em Khánh và Linh
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Kiem Student Network :: CHUYỆN TRÒ CUỘC SỐNG :: Cùng Đọc Và Suy Ngẫm-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất