Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Register now to become a member of GKSN - Gia Kiem Student Network
Gia Kiem Student Network
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Sơ cứu chấn thương phần mềm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
giakiemsn

giakiemsn

Tổng số bài gửi : 286
Points : 668
Thanks : 49
Join date : 05/03/2010

Sơ cứu chấn thương phần mềm Empty
Bài gửiTiêu đề: Sơ cứu chấn thương phần mềm   Sơ cứu chấn thương phần mềm I_icon_minitimeMon Mar 29, 2010 9:01 am

Khi phần mềm (gân, cơ, dây chằng) bị tổn thương do va chạm, té ngã, rất nhiều bệnh nhân tự xử lý sai phương pháp, dẫn đến việc làm vết thương trầm trọng hơn, thậm chí để lại di chứng tai hại về sau…

Đến thăm phòng khám của BS Phan Vương Huy Đổng, giảng viên bộ môn Y học thể thao trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Phó chủ tịch Hội Y học thể thao TP.HCM, chúng tôi được mục sở thị một trường hợp bệnh nhân "cầu cứu" bác sĩ do biến chứng từ việc tự điều trị. Anh N.Q. bị bong dây chằng bên ngoài cổ chân trong một lần chơi thể thao. Anh tự xử lý bằng cách nắn, bóp thuốc do "người quen" hướng dẫn. Đến nay khi đi lại, chân anh rất đau và cổ chân vẫn bị sưng. Đến khám, bác sĩ cho biết anh đã bị viêm bao khớp cổ chân mạn tính, phần dây chằng bên ngoài cổ chân bị xơ cứng lại, gây giảm tầm hoạt động.
Sơ cứu chấn thương đúng cách giúp bạn sớm tập luyện lại bình thường

Theo BS Phan Vương Huy Đổng, chấn thương phần mềm (gân, cơ, dây chằng) rất thường gặp, đặc biệt trong tập luyện thể thao (chiếm 80-90% trường hợp). Nếu biết cách sơ cứu, sẽ giúp tránh làm nghiêm trọng hơn vết thương như bệnh nhân N.Q.
Xử lý đúng phương pháp

Khi gặp tổn thương phần mềm do va chạm, té ngã hay cố gắng quá sức lúc chơi thể thao, các bước sơ cứu sau đây sẽ giúp quá trình điều trị của bạn được thuận lợi, vết thương hồi phục nhanh, sớm tập luyện lại được.

* Bước 1: Nghỉ. Ngay sau khi bị chấn thương, bạn cần ngừng mọi vận động ngay lập tức, đặc biệt là các VĐV thi đấu chuyên nghiệp. Dừng tập luyện và nghỉ ngơi sẽ giúp bảo vệ vết thương không nghiêm trọng hơn. Tại các trung tâm thể thao, phòng tập được trang bị tốt, và có chuyên gia y tế hoặc bác sĩ tại chỗ thì có thể đưa bệnh nhân đến để được băng cố định tạm.

* Bước 2: Chườm lạnh. Dùng túi chườm lạnh (túi gel) hoặc mua một bịch nước đá đập nhỏ, bọc trong khăn và chườm lên vùng đang đau nhức từ 5-10 phút, giữa những lần chườm cách nhau khoảng một giờ. Chú ý không được dùng quá lâu (không quá 15 phút) hoặc chườm đá trực tiếp lên da, có thể gây phỏng lạnh. Chườm lạnh làm các mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại, giúp cầm máu, giảm sưng đau, phù nề, vết thương bình phục tốt hơn.

* Bước 3: Băng ép. Dùng băng thun (co dãn tốt) quấn nhẹ từ dưới lên trên : từ 15-20 cm bên dưới, băng phủ qua vết thương và băng lên trên vùng bị thương cũng 15-20 cm. Không nên quấn chặt tay vì sẽ làm ga-rô tĩnh mạch, khiến máu không lưu thông, gây phù nề. Băng ép giúp hỗ trợ việc chườm lạnh, tăng tính năng cầm máu, giảm sưng phù.

* Bước 4: Kê cao. Khi nghỉ ngơi ở tư thế nằm, bệnh nhân cần được kê chân, tay (bị chấn thương) lên gối cao hơn khoảng 10-15 cm so với mặt phẳng tim. Khi kê cao, máu ở vùng chi bị thương trở về tim dễ dàng hơn, giúp giảm phù nề. Điều này giải thích việc một số bệnh nhân bị bong gân cổ chân, sau một đêm ngủ, cổ chân bớt sưng do lúc nằm vị trí của chân giúp máu dễ lưu thông. Nhưng trong ngày, do ở tư thế đứng nhiều, máu ở chỗ cổ chân bị thương lưu chuyển khó khăn, làm sưng phù trở lại.
Kết hợp tốt bốn bước này sẽ giúp mô bị thương được ổn định, giảm đau, sưng phù, chảy máu. Với những trường hợp chấn thương nhẹ (độ 1) chỉ cần thực hiện như trên, nghỉ ngơi từ 5-7 ngày có thể vận động, tập luyện bình thường trở lại. Nếu xử lý đúng các phương pháp mà sau 48-72 giờ vẫn không thuyên giảm nghĩa là vết thương thuộc loại vừa hoặc nặng, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay.

Những điều cần tránh
BS Huy Đổng nhấn mạnh, tuyệt đối không được kéo nắn bừa bãi, dễ dẫn đến
dãn, rách thêm gân, cơ, dây chằng, thậm chí gây trật khớp, làm bệnh nhân rất đau nhức. Tiếp đến, cần tránh xoa bóp các loại rượu thuốc, dầu nóng hoặc đắp thuốc không rõ nguồn gốc, có thể gây viêm bỏng, dị ứng da, nhiễm trùng phần mềm. Ngoài ra, các loại dầu, cao nóng sẽ làm tăng hiện tượng dãn mạch, gây chảy máu trầm trọng, làm vùng bị thương bầm tím, sưng phù, đau nhức dữ dội.

Tự ý xoa bóp thuốc có thể dẫn đến nguy cơ bị xơ hóa (xem ảnh) các gân, cơ, dây chằng, làm mất tính đàn hồi. Hậu quả là không thể tiếp tục tập luyện trở lại được do chấn thương rất dễ tái phát.

* Trong trường hợp chấn thương phần mềm nhẹ, sau 48-72g, khi đã hết đau, có thể bôi một số loại kem, gel lạnh có chứa chất kháng viêm như Voltarene gel, Fastum gel, Profenid gel…

* Xoa bóp bằng dầu nóng, massage chỉ có thể áp dụng trong trường hợp co cứng cơ: cơ thể mệt mỏi sau giờ làm việc; đau nhức do cảm cúm; đau nhức do phong thấp, thời tiết thay đổi ở người lớn tuổi; sau khi vết thương đã hồi phục, trở lại tập luyện, dầu nóng giúp cơ nóng lên, nhưng không được lạm dụng.
Nguyễn Ngọc Lan Chi / TNO
Về Đầu Trang Go down
giakiemsn

giakiemsn

Tổng số bài gửi : 286
Points : 668
Thanks : 49
Join date : 05/03/2010

Sơ cứu chấn thương phần mềm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ cứu chấn thương phần mềm   Sơ cứu chấn thương phần mềm I_icon_minitimeMon Mar 29, 2010 9:01 am

I-ĐẠI CƯƠNG :

Thể dục thể thao có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan có thể gây nên chấn thương và tình trạng bệnh lý. Nó cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời. Tác nhân gây ra có thể là cơ học, hóa học, điện học, phóng xạ và tâm lý. Các cơ quan hay bị chấn thương là cơ quan vận động. Các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại cũng hay xảy ra ở một bộ phận vận động viên.

Tỷ lệ chấn thương thể dục thể thao nhiều hay ít tùy theo từng nước : Liên Xô (cũ) : 2%, Tiệp Khắc (cũ) : 2.3%, Na Uy : 0.8%, Thụy Điển : 7-13%, Liên Bang Đức : 10% trong tổng số các loại chấn thương. Loại chấn thương rất đa dạng, chủ yếu có 7 loại hay thường gặp là : chạm thương, tổn thương cơ-gân, bong gân, tổn thương khớp và sai khớp, gãy xương, chấn động não, và xây sát tổn thương phần mềm.

Mỗi môn thể thao, phụ thuộc vào đặc điểm của cơ học vận động mà chấn thương thường hay định khu vào vùng hay một số vùng nhất định : Bóng đá: 76.67% là chi dưới, Quyền Anh : 23.89% ở đầu, thể dục dụng cụ : 54.49% ở chi trên v.v…

II-NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây ra chấn thương trong thể dục thể thao cũng có nhiều loại :

-do thiếu sót trong phương pháp tập luyện,
-do đặc điểm về kỷ thuật
-do tổ chức, sân bãi
-do đạo đức, tác phong của vận động viên,…

Nhưng theo thống kê thì nguyên nhân thứ nhất và thứ hai là nhiều hơn cả.

III-PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG

“Phòng bệnh hơn chửa bệnh” đó là câu nói không chỉ đúng trong các trường hợp bệnh lý khác mà trong chấn thương thể dục thể thao cũng luôn luôn đúng.
Dựa vào việc phân tích các nguyên nhân gây chấn thương thể dục thể thao như đả nêu trên. Người ta rút kinh nghiệm và đề phòng
Ví dụ :

1. Trong bóng đá, vận động viên hay đau cơ dạng ở đùi thì phải có những động tác khởi động cho các cơ nói trên tập làm quen dần với vận động vì đau có thể là biểu hiện của vi chấn thương.

2. Trong Quyền Anh, vận động viên hay bị chấn động não, chấn thương sọ-mắt, gây nốc ao, thì phải thực hiện nghiêm túc các quy định về y tế như : kiểm tra sức khỏe hàng ngày, trong khi thi đấu phải sơ cứu kịp thời các vết thương, nếu nặng bác sĩ có quyền yêu cầu tạm dừng trận đấu.

IV-CÁC DẠNG CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU TRONG CHẤN THƯƠNG THỂ DỤC THỂ THAO

1. Choáng chấn thương
Choáng chấn thương thường hay xẩy ra khi tác nhân kích thích quá mạnh do thương tích gây ra, nhất là ở cơ quan vận động. Thường thấy khi vết thương dập nát nhiều, vết thương nhẹ nhưng nhiều nơi, gãy xương lớn, chấn thương bụng, ngực nặng, hoặc khi trời lạnh, quá đau đớn, chảy máu ri rỉ kéo dài, lúc tháo garô, hay quá sợ hãi.
Phương pháp sơ cứu : phải bình tĩnh. Ủ ấm, thấm khám nhẹ nhàng, hạn chế đau. Nếu không kèm tổn thương bụng, chỉ có vết thương xương, ta có thể tiêm moocphin 0.01g dưới da. Nhanh chóng cầm máu tạm thời và nhẹ nhàng vận chuyển đến cơ quan y tế gần nhất.

2. Chấn Thương Các Cơ Quan Vận Động
a. Xây Xát Phần Mềm: Rửa sạch vết thương bằng nước muối 7% vô khuẩn, hoặc dung dịch oxy già 3%, rồi băng khô vô khuẩn hay băng mỡ kháng sinh cho dễ bóc khi thay băng.

b. Vết Thương Cơ, Sâu :
Nếu không chảy máu thì củng xử lý như trên. Uống hoặc tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
Nếu có chảy máu, phải cầm máu. Máu động mạch : chảy vọt thành tia và màu đỏ. Máu tĩnh mạch : chảy trào ra và có màu đỏ sẫm. Cầm máu bằng băng ép, băng ấn, garô (nếu động mạch).

c. Chạm Thương :
Nếu là chạm thương phần mềm : ngoài da có vết bầm tím : chườm lạnh bằng túi nước đá, đắp khăn nước lạnh hoặc dùng cloretilamin. Ngày đầu chườm lạnh 20-3 phút, nghỉ 2-3 giờ, chườm lại. Nghỉ tập và không xoa bóp.
Nếu chạm màng xương : rất đau, đau lâu vì màng xương là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, thường gặp ở mặt trước xương chày (trong chạy vượt rào hay tranh bóng trong bóng đá), xương ngực (trong cử tạ), gót chân (trong nhãy cao, nhãy xa). Cách sơ cứu cũng chườm lạnh như trên và bất động chi trong ít ngày.

d. Bong Gân :
Hay gặp nhất là bong gân khớp gối và khớp cổ chân. Đó là tổn thương dây chằng và bao khớp, thường do tác động mạnh và gián tiếp vào khớp nhất là khi đang xoay-dạn, hay khép gấp khớp. Thường thấy khi chạy bị vấp, mất thăng bằng khi phải xoay người vụt bóng trong đánh Quận vợt, đang chạy phải dừng lại và xoay người sút bóng trong bóng đa. Khớp sưng to, đau, bầm tím, phải dừng ti đấu.
Phương pháp Sơ cứu : chướm lạnh, băng ép, bất động khớp bị bong gân. Không được xoa bóp vì gây thêm kích thich làm tăng rối loạn vận mạch.

e. Sai Khớp : hay bị sai khớp vai, khớp khuỷu.
Phương pháp sơ cứu : Phải bất động ngay chi ở tư thế hiện hữu và đưa đến bệnh viện.

f. Gãy Xương : trường hợp nghiêm trọng. việc xử trí bước đầu củng đòi hỏi phải có kiến thức về y học. ở đây xin bỏ qua loại chấn thương này.

3. Chấn Thương Sọ Não
Đây củng là loại chấn thương nặng hay gặp trong các môn thể thao mạo hiểm và đối kháng : đua xe đạp, mô tô, Quyền Anh, Bóng đá…
Phương pháp sơ cấp cứu :
-Trước tiên phải xử trí vết thương : rửa sạch, băng ép cầm máu.
-Theo dõi 3 loại tri giác : như sau
§ Tri giác hiểu biết : hỏi trả lời, bảo nạn nhân làm và thực hiện đúng
§ Tri giác tự động : nâng chi lên có rơi thõng xuống không, cấu véo có phản ứng lại không.
§ Tri giác bản năng : nuốt có chậm không, đổ nước vào mồn ngậm lại hay để chảy ra ngoài.
-Nếu là hôn mê thì xem ở mức độ nào :
§ Độ 1 : rối loạn tri giác hiểu biết.
§ Độ 2 : mất tri giác hiểu biết.
§ Độ 3 : mất cả 3 loại tri giác, còn phản xạ ho và sặc.
-Theo dõi mạch và nhịp thở : mạch chậm và mạnh (kèm tri giác kém dần) là có chèn ép não. Thở nhanh : có khi 40-50 lần/phút là chấn thương não nặng. Thở quá chậm (dưới 12 lần/phút) là đả tổn thương trung tâm hô hấp.
-Cần để nạn nhân nằm cao đầu. Đưa tới bệnh viện gần nhât. Tránh lắc lư khi đi đường. Nếu có ngừng thở, ngừng tim phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lòng ngực.

4. Chấn Thương Ngực :
Thường là loại không có vết thương. Nếu nhẹ : chỉ đau và bầm tím ngoài da; nặng có thể gây tổn thương phổi (hay gặp) hoặc tim (hiếm gặp), phải sơ cứu.
-Có thể bị : khó thở do màng phổi bị tổn thương, khạc ra máu : do xương sườn gãy đâm vào phổi; tràn khí dưới da, ấn da thấy kêu lép bép : thủng phổi hoặc phế quản; có thể gãy xương sườn.
-Sơ Cứu : cần băng ép quanh ***g ngực, cố định nạn nhân, không để giãy giụa nhiều. Đắp ấm và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

5. Chấn Thương Bụng
Có thể gây thủng tạng rỗng như ruột, dạ dày, vỡ thận gây đái ra má. Hay xảy ra khi vận động viên va đập mạnh, bị ngã. Chấn thương bụng hay gây choáng nên phải u ấm và đề phòng. Chườm lạnh vùng đau. Bất động và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện. không cho ăn uống, không được tiêm moocphin vì sẽ làm mờ triệu chứng nguy hiểm.

Nguyễn Hải - Khoa Y Sinh học TDTT
Về Đầu Trang Go down
 

Sơ cứu chấn thương phần mềm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Sơ cứu chấn thương sọ não
» GKSN níu chân bạn?
» After shock - Đường Sơn Đại Địa Chấn
» Sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ
» sơ cứu các trường hợp thường gặp
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia Kiem Student Network :: CHUYỆN TRÒ CUỘC SỐNG :: Kiến Thức Phổ Thông-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất